Quy định về phá dỡ, tháo dỡ công trình, nhà xưởng

Tại sao cần tìm hiểu quy định về việc phá dỡ công trình, nhà xưởng?

Trên báo mạng, đôi khi chúng ta hay đọc thấy các tin tức liên quan đến việc cưỡng chế phá dỡ các công trình xây dựng. Chúng ta tự hỏi, tại sao các công trình đó lại bị cưỡng chế phá dỡ vậy?

Hay khi tiến hành tháo dỡ công trình, nhà xưởng, với những công trình nhỏ thường không xảy ra vấn đề gì nhưng với những công trình lớn, những công trình có địa hình phức tạp vẫn có thể xảy ra những vấn đề bất trắc ngoài ý muốn của bạn. Những vấn đề như tai nạn lao động, việc phá dỡ làm hư hại đến các công trình lân cận. Khi xảy ra những bất trắc đó, các bên có trách nhiệm như thế nào? quyền lợi của bên bị thiệt hại sẽ như thế nào?

Các câu hỏi trên sẽ được giải đáp dựa trên quy định về việc phá dỡ công trình theo pháp luật của nhà nước, mà chúng tôi sẽ trình bày dưới đây.

Quy định về việc phá dỡ công trình
Quy định về việc phá dỡ công trình

Nội dung quy định về việc phá dỡ công trình

Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 118 Luật xây dựng 2014, cụ thể như sau:

1. Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:

– Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới, công trình xây dựng tạm;

– Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận;

– Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật này;

– Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;

– Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; xây dựng sai với thiết kế được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;

– Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.

Công trình xuống cấp cần phá dỡ theo quy định phá dỡ
Công trình xuống cấp cần phá dỡ theo quy định phá dỡ

2. Việc phá dỡ công trình xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

– Phá dỡ công trình chỉ được thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có);

– Phá dỡ công trình phải được thực hiện theo phương án, giải pháp phá dỡ được duyệt, bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường.

3. Trách nhiệm của các bên trong việc phá dỡ công trình xây dựng được quy định như sau:

– Tổ chức, cá nhân được giao tổ chức thực hiện việc phá dỡ công trình phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều này; chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do mình gây ra;

– Tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc đang sử dụng công trình thuộc diện phải phá dỡ phải chấp hành quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp không chấp hành thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ;

– Người có thẩm quyền quyết định phá dỡ công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả do không ban hành quyết định, quyết định không kịp thời hoặc quyết định trái với quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý:

Điều 118 Luật xây dựng 2014.

Trên đây là nội dung quy định về việc phá dỡ công trình theo quy định của pháp luật Việt Nam. Mong rằng có thể chia sẻ chút ít thông tin đến quý khách hàng.

Xem thêm: phá dỡ công trình trọn gói tại Hà Nội, hợp đồng phá dỡ nhà, công trình

Khách hàng có yêu cầu tư vấn hoặc nhận báo giá mới nhất của chúng tôi về việc phá dỡ nhà xưởng, công trình, vui lòng truy cập: Tư vấn và nhận báo giá

Hoặc liên hệ trực tiếp cho chúng tôi:

Công Ty TNHH Xây Dựng Dân Dụng ANH ĐỨC
Điạ chỉ: số 15 ngõ 250/51/2 Kim Giang, Hoàng Mai, Hà Nội.
SĐT Kinh Doanh: 0987432253
SĐT Kỹ Thuật: 0987464907
Email: info.phadonha@gmail.com

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo : 0987464907
0987464907