Biên bản nghiệm thu phá dỡ công trình

Tầm quan trọng của biên bản nghiệm thu phá dỡ công trình

Trong phá dỡ công trình, để khởi đầu việc phá dỡ công trình, chúng ta cần có hợp đồng phá dỡ công trình, và để kết thúc nghiệm thu công trình, chúng ta cần có biên bản nghiệm thu phá dỡ công trình. Biên bản nghiệm thu công trình có vai trò rất quan trọng, vì đây chính là căn cứ để bảo vệ quyền lợi cho cả chủ công trình và bên thi công phá dỡ công trình. Bên cạnh đó biên bản này còn là bản tổng kết lại toàn bộ quá trình thi công phá dỡ về chất lượng, kỹ thuật thi công, những khó khăn gặp phải khi thi công phá dỡ công trình, chi phí thi công cho từng hạng mục. Hơn nữa đây cũng là văn bản mà pháp luật quy định cần phải có trong khi thi công phá dỡ công trình.

Biên bản nghiệm thu phá dỡ công trình
Biên bản nghiệm thu phá dỡ công trình

Nội dung biên bản nghiệm thu phá dỡ công trình

Dưới đây là nội dung biên bản nghiệm thu phá dỡ công trình, mời các bạn theo dõi:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————————–

(Địa danh), ngày    tháng    năm 200

BIÊN BẢN

NGHIỆM THU KHỐI LƯỢNG PHÁ DỠ CÔNG TRÌNH

Tên công trình hoặc hạng mục công trình cần phá dỡ :

Thuộc Dự án hoặc Thiết kế kỹ thuật – Dự toán:

Được phê duyệt theo Quyết định số …./200…/QĐ-ĐĐBĐ ngày … tháng ..năm 200.. của cơ quan chủ quản đầu tư hoặc cơ quan chủ đầu tư (nếu được phần cấp).

– Chủ đầu tư công trình:

– Đơn vị thi công:

Các bên tiến hành nghiệm thu:

– Đại diện chủ đầu tư: (nêu rõ họ tên và chức vụ)

– Đại diện bên thi công: (nêu rõ họ tên và chức vụ)

Các bên lập biên bản nghiệm thu công trình như sau:

1. Công tác thi công công trình: (nêu rõ tên các công đoạn đã thi công).

2. Các bên đã xem xét các văn bản và các sản phẩm sau đây:

a. Các văn bản:

– Báo cáo Tổng kết kỹ thuật của đơn vị thi công phá dỡ công trình

– Báo cáo kiểm tra nghiệm thu chất lượng công trình sản phẩm của đơn vị thi công;

– Báo cáo thẩm định chất lượng công trình sản phẩm của chủ đầu tư;

– Báo cáo giám sát thi công, quản lý chất lượng công trình sản phẩm của chủ đầu tư hoặc Báo cáo kiểm tra kỹ thuật, xác nhận khối lượng và chất lượng sản phẩm của đơn vị hợp đồng với chủ đầu tư (nếu có);

– Hồ sơ nghiệm thu của đơn vị thi công;

– Báo cáo xác nhận việc sửa chữa của chủ đầu tư hoặc của đơn vị hợp đồng với chủ đầu tư (nếu có);

– Biên bản giao nộp sản phẩm hoặc phiếu nhập kho đối với sản phẩm.(nếu có)

b. Khối lượng, mức khó khăn và chất lượng các sản phẩm của các hạng mục công việc đã thẩm định:

Bảng nghiệm thu khối lượng đã thi công phá dỡ

3. Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu kiểm tra nghiệm thu, các bên xác nhận những điểm sau đây:  

a. Về thời gian thực hiện công trình:

Bắt đầu:       ngày … .. tháng … năm 200..

Kết thúc:      ngày …… tháng … năm 200..

b. Về khối lượng đã hoàn thành: (nêu cụ thể tên các hạng mục công việc)

c. Về chất lượng: (nêu kết luận chung về chất lượng của các hạng mục công việc đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu kỹ thuật theo Thiết kế kỹ thuật – Dự toán đã được duyệt .

– Chấp nhận để tồn tại: (nếu có)

– Chất lượng sản phẩm: không đạt yêu cầu nhưng vẫn chấp nhận (nếu có)

d. Sản phẩm giao nộp: cần kết luận về mức độ đầy đủ về số lượng và bảo đảm chất lượng theo quy định của Quy phạm và của Thiết kế kỹ thuật – Dự toán công trình đã được phê duyệt. Hoặc chất lượng, hiện trạng mặt bằng sau khi đã hoàn thành việc tháo dỡ đã đúng cam kết ban đầu.

đ. Mức độ khó khăn: cần nêu cụ thể mức độ khó khăn của từng hạng mục công việc hoặc chấp nhận mức độ khó khăn theo Thiết kế kỹ thuật – Dự toán đã được duyệt

e. Về những thay đổi trong quá trình thi công so với thiết kế: (nếu có)

Chấp nhận để tồn tại: (nếu có)

– Về khối lượng phát sinh (nếu có)

– Về việc thay đổi thiết kế đã được duyệt ….(nếu có)

 4. Kết luận:

– Chấp nhận nghiệm thu các sản phẩm với khối lượng hoàn thành nêu ở mục 2.b

– Chấp nhận loại khó khăn của các hạng mục công việc: (cần nêu cụ thể mức độ khó khăn của từng hạng mục công việc hoặc chấp nhận mức độ khó khăn theo Thiết kế kỹ thuật – Dự toán đã được duyệt).

  ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ THI CÔNG

(Ghi rõ chức vụ)

(ký tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ

(Ghi rõ chức vụ)

(ký tên, đóng dấu)

Cần bao nhiêu biên bản nghiệm thu phá dỡ công trình?

Tùy vào số đơn vị tham gia vào dự án mà cần đến số biên bản nghiệm thu phá dỡ công trình khác nhau. Mỗi bên cần giữ 2 bản và có sư đồng ý, xác nhận đóng dấu của các bên tham gia vào dự án. Ví dụ: có 4 đơn vị tham gia vào dự án phá dỡ công trình bao gồm: chủ sở hữu công trình, đơn vị thầu thi công phá dỡ công trình, đơn vị nhận thầu lại, đơn vị tư vấn giám sát thi công phá dỡ công trình, thì cần phải có 8 bản nghiệm thu phá dỡ công trình: trong đó chủ đầu tư 2 bản, đơn vị thầu chính 2 bản, đơn vị thi công nhận thầu lại 2 bản, tư vấn giám sát 2 bản.

Trên đây là nội dung và các vấn đề liên quan đến biên bản nghiệm thu phá dỡ công trình, chúng tôi mong sẽ giải đáp được phần nào những thắc mắc của quý khách hàng liên quan đến biên bản nghiệm thu phá dỡ công trình.

Xem thêm: Phá dỡ công trình trọn gói tại Hà Nội, Hợp đồng phá dỡ nhà, công trình

Khách hàng có yêu cầu tư vấn hoặc nhận báo giá mới nhất của chúng tôi về việc phá dỡ nhà xưởng, công trình…, vui lòng truy cập: Tư vấn và nhận báo giá

Hoặc liên hệ trực tiếp cho chúng tôi:

Công Ty TNHH Xây Dựng Dân Dụng ANH ĐỨC
Điạ chỉ: số 15 ngõ 250/51/2 Kim Giang, Hoàng Mai, Hà Nội.
SĐT Kinh Doanh: 0987432253
SĐT Kỹ Thuật: 0987464907
Email: info.phadonha@gmail.com

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo : 0987464907
0987464907